Trách nhiệm của tổ chức đăng ký công bố mỹ phẩm

những lưu ý khi ghi nhãn mỹ phẩm công bố
Những lưu ý khi ghi nhãn mỹ phẩm công bố
15 Tháng Mười Một, 2022
dịch vụ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Tình trạng thủ tục công bố mỹ phẩm bị chậm?
7 Tháng Mười Hai, 2022

Trách nhiệm của tổ chức đăng ký công bố mỹ phẩm

trách nhiệm của tổ chức đăng ký công bố mỹ phẩm
5/5 - (1 bình chọn)

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký công bố mỹ phẩm

Trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức sản xuất, lưu hành mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm công bố mỹ phẩm đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu hành, kinh doanh tại Việt Nam. Đều phải chịu trách nhiệm về các nội dung đã khai trong Phiếu công bố mỹ phẩm. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mức độ an toàn, chất lượng, tính hiệu quả của sản phẩm. Đảm bảo khi sản phẩm lưu hành trên thị trường thì đã đáp ứng đủ quy định của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và Phụ lục.

Có trách nhiệm giám sát, kiểm soát, theo dõi và thu hồi đối với những sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn. Chấp hành thực hiện những thông báo thu hồi sản phẩm có dấu hiệu không đạt chất lượng từ Cơ quan quản lý có thẩm quyền. Báo cáo về việc thu hồi và gửi lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giải quyết ngay những khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng. Bồi thường thiết hại đối với những trường hợp bị tổn thương do sản phẩm gây ra. Hoàn trả lại tiền và các chi phí phát sinh như bảo quản, vận chuyển,… .

Đối với trường hợp sản phẩm mỹ phẩm có tác dụng phụ. Gây ảnh hưởng tổn thương trầm trọng thậm chí là tính mạng của người dùng. Doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm phải gửi báo cáo cho Cục Quản lý dược – Bộ Y tế trong 7 ngày. Tính từ ngày nhận được thông tin về tác dụng phụ và báo cáo cho Cục về tác dụng phụ trầm trọng này trong vòng 8 ngày tiếp theo.

trách nhiệm của tổ chức đăng ký công bố mỹ phẩm

Về Hồ sơ

Về hồ sơ công bố mỹ phẩm thông tin sản phẩm mỹ phẩm (PIF) tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường phải lưu giữ hồ sơ tối thiểu 3 năm. Kể từ thời điểm khi lô sản xuất cuối cùng được đưa ra thị trường và xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra yêu cầu.

Các đơn vị sản xuất mỹ phẩm phải triển khai áp dụng và đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn. “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng mỹ phẩm, thu hồi mỹ phẩm vi phạm.  Được quyền khiếu nại về kết luận và hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Phải tuân thủ các quy định và luật pháp Việt Nam về sở hữu trí tuệ. Khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân phải ngừng sản xuất, buôn bán, nhập khẩu. Tiến hành thay đổi nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp theo đúng quy định. Có trách nhiệm bồi hoàn và xử lý hậu quả (nếu có).

Lời kết

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về Trách nhiệm của tổ chức đăng ký công bố mỹ phẩm“. Nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0904 445 449 để nhận được những giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!!!.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phone