Số công bố mỹ phẩm là gì ? Số công bố mỹ phẩm là…
Công bố mỹ phẩm là công việc mà mỗi tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm đều phải thực hiện. Việc công bố sẽ được thực hiện ở các cơ quan quản lý nhà nước. Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm. Ngoài ra tổ chức các nhân thực hiện công bố phải chịu trách nhiệm về tính an toàn và chất lượng sản phẩm.
Theo thông tư 06/2011/TT-BYT quy định việc quản lý mỹ phẩm trong nước, nhập khẩu để thực hiện kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
1. Mỹ phẩm là chế phẩm hoặc chất sẽ tiếp xúc trực tiếp vào các bố phân bên ngoài của cơ thể. Nó có những mục đích sử dụng khác nhau như:
2.Tên sản phẩm là tên gọi đã được đặt cho 1 sản phẩm. Tên đó có thể là tên tự đặt phù hợp với thương hiệu hoặc tên được đặt bởi nhà sản xuất. Tuy nhiên yêu cầu các ký tự tạo lên tên của một sản phẩm phải là gốc chữ cái Latinh.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản phẩm của mình.
4. Số tiếp nhận phiếu công bố phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Phiếu công bố có giá trị chứng nhận doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm với sản phẩm đã được lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên nó không có giá trị khẳng định về chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm.
5. Chủ sở hữu sản phẩm là doanh nghiệp, cá nhân sở hữu công thức, quy trình SX và tiêu chuẩn chất lượng.
6. Độ ổn định của sản phẩm là tính ổn định của nó khi bảo quản trong điều kiện thích hợp mà không mất đi bản chất, công dụng ban đầu. Và đặc biệt là không được gây hại cho sức khoẻ, đảm bảo yêu cầu cao về mức độ an toàn.
7. Định lượng của hàng hoá được thể hiện dưới dạng khối lượng tịnh, thể tích theo hệ đo lường Anh.
8. Nhãn mỹ phẩm có thể là:
9. Việc ghi nhãn thể hiện thông tin sơ lược về sản phẩm. Đây là việc làm cần thiết để khách hàng có thể hiểu rõ về sản phẩm. Căn cứ vào thông tin trên nhãn và sử dụng sao cho đúng. Ngoài ra việc ghi nhẵn còn giúp cơ quan quản lý dễ dàng tiến hành kiểm tra, rà soát.
10. Nhãn gốc là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên bảo bì của hàng hoá.
11. Nhãn phụ là nhãn được dịch từ tiếng nước ngoài nó thể hiện những thông tin bắt buộc được dịch từ nhãn gốc. Ngoài ra sau khi dịch cần bổ sung nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của thông tư mà nhãn gốc của mỹ phẩm còn thiếu.
12. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm gồm 2 loại:
13. Lưu thông mỹ phẩm là hình thức vận chuyển, lưu trữ hàng hoá trong quá trình mua bán sản phẩm. Trừ trường hợp nhập khẩu hàng hoá từ cửa khẩu về nơi lưu trữ.
14. Số lô là ký hiệu bảo gồm số, chữ hoặc cả số và chữ. Dùng số lô nhằm thuận tiện cho việc nhận biết lô sản phẩm hoặc dễ dàng rà soát lại quá trình sản xuất, chất lượng và nơi phân phối lô sản phẩm.
15. Ngày sản xuất biểu trưng cho ngày hoàn thành sản xuất ra sản phẩm đó.
16. Hạn sử dụng là mốc thời gian ấn định rằng đó là thời gian mà sản phẩm không được phép lưu thông và sử dụng.
17. Chất lượng sản phẩm đạt ở mức tối ưu khi sử dụng tốt nhất trước ngày mà NXS khuyên dùng.
18. Xuất xứ mỹ phẩm là nơi mà sản phẩm được sản xuất thông qua một quá trình chế biến từ đầu đến kết thúc.
19. CFS – Giấy phép lưu hành tự do giấy này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp phép. Chứng nhận rằng doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu mỹ phẩm được SX và lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
20. Hướng dẫn sử dụng là nội dung bắt buộc phải có. Mục tiêu nhằm để người dùng có thể hiểu rõ về cách sử dụng sao an toàn, hợp lý và sản phẩm phát huy được hết hiệu năng. Hướng dẫn thường được in trên bao bì sản phẩm hoặc dưới dạng tài liệu đi kèm bên trong sản phẩm.
21. Quảng cáo mỹ phẩm là hành động thúc đẩy bán hàng. Nhằm lan toả độ phủ của sản phẩm, thu hút được nhiều người dùng mới gia tăng doanh số bán hàng.
22. Sự kiện, hội thảo giới thiệu sản phẩm là thực hiện tổ chức hội nghị quảng bá sản phẩm hay thảo luận chuyên đề, các vấn đề chuyên môn và chuyên sâu liên quan đến sản phẩm.
23. Người quảng cáo mỹ phẩm là doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu quảng cáo về chất lượng, công dụng,… của sản phẩm mà mình sản xuất, phân phối.
24. Người phát hành quảng cáo là doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu lan toả sản phẩm, mang sản phẩm tới gần hơn với tệp khách hàng của họ. Quảng cáo có nhiều cách bao gồm:
25. Hội đồng mỹ phẩm ASEAN là cơ quan đại diện cho các nước thành viên ASEAN để theo dõi, quyết định và giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Thực hiện công bố mỹ phẩm thực sự là một công việc khá phức tạp. Không chỉ 25 điều lưu ý trên, ngoài ra khi thực hiện công bố cần chuẩn bị tài liệu công bố mỹ phẩm, những yêu cầu an toàn đối với các sản phẩm công bố. Ngoài ra còn một số câu hỏi mà khách hàng thường thắc mắc khi công bố mỹ phẩm cũng đã được chúng tôi đăng tải. Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết phiếu công bố mỹ phẩm là gì? và số công bố mỹ phẩm là gì?
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về những điều cần lưu ý khi công bố mỹ phẩm là gì? Nếu khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0904 445 449. Xin chân thành cảm ơn !!!.
Số công bố mỹ phẩm là gì ? Số công bố mỹ phẩm là…
Phiếu công bố mỹ phẩm là gì ? Trước khi trả lời câu hỏi này…
Để được cơ quan nhà nước cấp giấy công bố sản phẩm mỹ phẩm thì…
Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu từ Mỹ - Mỹ được đánh giá…
Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra ngoài…
Công bố mỹ phẩm là công việc mà các doanh nghiệp cần thực hiện khi…
Nét đẹp ở gương mặt luôn là thứ khiến cho con người trở lên tự…